Hotline 0979 920 094

tiền cổ triều lý ( vua Lý Công Uẩn )

tiền cổ triều lý ( vua Lý Công Uẩn )

Cập nhật lần cuối 05/02/2022 Lượt xem: 1.1k

Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖 8 tháng 3 năm 974 – 31 tháng 3 năm 1028) tên thật là Lý Công Uẩn (李公蘊) là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế […]

Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖 8 tháng 3 năm 974 – 31 tháng 3 năm 1028) tên thật là Lý Công Uẩn (李公蘊) là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tháng 11, ngày Quý Sửu, năm Kỷ Dậu (tức 21 tháng 11 năm 1009), đặt niên hiệu là Thuận Thiên, nghĩa là “theo ý trời”.
Hẳn là người con Việt Nam không ai không biết khi nhắc tới vua Lý Thái Tổ ta có thể nhớ ngay tới sự kiện ông xuống chiếu dời đô từ Hoa Lư(Ninh Bình) – nơi đóng đô cũ của triều đại Đinh,Tiền Lê trước đó ra thành Đại La rồi đặt tên nơi đây là Thăng Long(trung tâm của Hà Nội ngày nay).Đây là một sự kiện lớn ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội,đất nước cho tới mãi về sau.
Khi lên ngôi vua Lý Thái Tổ đã cho thực hiện một trong những chính sách về kinh tế đó chính là đúc tiền phục vụ cho đời sống buôn bán,giao thương trong nước cũng như để thể hiện sự tồn tại của vương triều cho ngàn đời hậu thế.
Tiền đồng do vua Lý Thái Tổ cho đúc có dạng hình tròn,lỗ vuông nhằm biểu tượng cho nhân quan vũ trụ của con người khi ấy là “trời tròn đất vuông”.Trên mặt trước của đồng tiền có ghi bốn chữ Hán đối xứng cân chỉnh ở các cạnh của lỗ vuông,đọc chéo.Tên tiền là “Thuận Thiên Đại Bảo”-“順 天 大 寶”.Trong đó,hai chữ “Thuận Thiên”-“順 天” là niên hiệu của vua,con hai chữ”大 寶” là thể hiện đồng tiền có giá trị to.Đặc biệt tiền đồng có hai chữ “Đại Bảo” lúc bấy giờ chỉ riêng nước ta mới có khác với các loại tiền khác trong bốn nước đồng văn thường thấy là hai chữ “Thông Bảo”-“通 寶” có nguồn gốc từ thời nhà Đường(Trung Quốc).Đây cũng là một điểm độc đáo,thú vị trong lịch sử tiền tệ Việt Nam với tư duy sáng tạo khác biệt của vua Lý Thái Tổ.Không chỉ vậy,mặt lưng của đồng tiền phía trên lỗ vuông có ghi chữ “Nguyệt”-“月”.Ý nghĩa của ký tự này cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi khác nhau về cách lý giải trong giới nghiên cứu và sưu tập tiền trong và ngoài nước.Có một số ý kiến cho rằng chữ “Nguyệt” trên lưng tiền Thuận Thiên Đại Bảo là chiết tự từ chữ Nôm của người Việt xưa thể hiện họ “Lý” của vua Lý Thái Tổ.v.v…Đây vẫn còn là một vấn đề cần có những nghiên cứu mới và còn nhiều điều để khám phá.
Xét về tổng quan đồng tiền Thuận Thiên Đại bảo.Tiền được đúc bằng đồng,dày dặn,những hiện vật được phát lộ cho tới ngày nay đã cho chúng ta thấy mặc dù đã hơn cả nghìn năm tuổi mà chất đồng vẫn còn tốt,không bị mục rữa nhiều nói lên trình độ tay nghề đúc đồng của con người đã đạt đến mức cao.Chữ nghĩa trên tiền cân đối,lối viết mạnh mẽ,rắn rỏi.Chữ trên các đồng Thuận Thiên Đại Bảo không hoàn toàn giống nhau được phân ra nhiều dạng chữ to,nhỏ,dài ngắn khác nhau.Qua đó ta thấy được tiền được đúc ra làm nhiều đợt với nhiều khuôn mẫu khác nhau trong suốt thời gian vua Lý Thái Tổ ở ngôi.Những đặc điểm trên đồng tiền con nói cho ta biết thời kỳ này kinh tê-xã hội phát triển mạnh,đời sống nhân dân đủ đầy,sung túc không có chiến tranh loạn lạc.Vì vậy đồng tiền mới được làm cẩn thận,thư pháp quy phạm,chất tiền tốt,dày dặn.
Tuy nhiên,cho tới nay những đồng Thuận Thiên Đại Bảo ngày nay còn phát hiện được với số lượng rất hiếm thấy,được xếp vào hàng những đồng tiền quý hiếm bậc nhất trong hệ thống tiền đồng Việt Nam.Một trong những lý do chính làm cho tiền Thuận Thiên Đại Bảo ngày nay quý hiếm dù được đúc và cho lưu hành trong thời kỳ thịnh vượng trong lịch sử là do sau này khi nhà Trần nối ngôi nhà Lý đã cho tiêu hủy tiền đồng của triều đại trước để đúc loại tiền mới.
Ngoài giá trị cao về kinh tế Thuận Thiên Đại Bảo còn ẩn chứa những giá trị lịch sử,văn hóa,con người,xã hội to lớn. Đồng tiền ấy gắn với sự khởi đầu của một triều đại thịnh vượng bậc nhất trong các triều đại phong kiến và sự kiện vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long.Ý nghĩa lịch sử đó đã khiến cho đồng tiền này trở thành một mảnh ghép quan trọng không thể thiếu trong các bộ tiền cổ được nhiều nhà sưu tập săn đón.Vì thế mà Thuận Thiên Đại Bảo hiện nay đã quý hiếm lại càng thêm quý hiếm hơn nữa. ( nguồn đỗ Ngọc lâm kute)

Tags:

Your comment