Tiền xu cổ Gia Hưng Thông Bảo được đúc bằng kẽm, kích thước 23.5mm. Trên đồng tiền có 4 chữ 嘉 興 通 寳 Gia Hưng thông bảo (đọc chéo), Gia nghĩa là tốt đẹp, khen, phúc lành; Hưng nghĩa là dậy, thịnh vượng, nổi lên… . Ở đây, ý nghĩa Gia Hưng ta có thể dịch là hưng vượng, tốt đẹp. Tiền xu cổ Gia Hưng Thông Bảo chính thức được đúc vào tháng 12, năm thứ 17(1796), Bính Thìn – (sách Đại Nam thực lục, NXB Giáo Dục năm 2004, tập 1, trang 345 có ghi)
Vậy tại sao Nguyễn Phúc Ánh lại đặt niên hiệu Gia Hưng?
Ngược dòng lịch sử, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi chúa Nguyễn từ 1780-1802. Ông là cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa Nguyễn áp chót ở Đàng Trong. Sau khi gia tộc chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn lật đổ vào năm 1777, ông trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục ngôi vị. Trong 25 năm đó, Nguyễn Phúc Ánh đã trải qua nhiều hiểm nguy, cái chết cận kề. Không biết bao nhiêu lần ông bị quân Tây Sơn truy đuổi gắt gao, lúc thì đem mẹ, vợ, con cưỡi trâu chạy ra Phú Quốc, lúc đang ở Phú Quốc lại chạy ra đảo Côn Lôn… Đến bước đường cùng lại phải chạy ra nước ngoài cầu viện. Những năm tháng bôn tẩu ở nước ngoài, ông thường chỉ dùng cơm với mắm tôm và các loại gia vị như hồ tiêu, ớt, hồi hương, quế chi, tỏi, gừng…bữa nào cũng đạm bạc như vậy! Có thể do khổ cực trăm bề, nên ông mới đặt niên hiệu Gia Hưng nhằm mong muốn sự nghiệp của mình không dừng lại ở đó mà phát triển hưng vượng. Chính vì vậy! ông nhiều lần may mắn, tuy vào bước đường cùng nhưng vẫn thoát chết. Đến năm 1802, sau khi bình định được quân Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt tên nước là Việt Nam…
Vậy nên khi sưu tầm tiền xu cổ liên quan đến vua Gia Long, bạn nhất định phải có đồng xu cổ Gia Hưng Thông Bảo trong bộ sưu tầm của mình vì nó không chỉ có giá trị sâu sắc về kinh tế,văn hóa của thời đại mà nó còn mang trong mình những câu chuyện,những giai thoại đầy lý thú về vị hoàng đế đầu tiên của nhà Nguyễn. (nguồn chú yên hà nội)
Your comment